Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2010

I AM AN ENGLISH TEACHER




Phải nói rằng từ nhỏ, hầu như trẻ em gái nào ở Việt Nam cũng có ước mơ làm cô giáo. Không hiểu là vì sao. chắc có lẽ hình ảnh cô gáo luôn là một người biết nhiều, hiểu rộng và có quyền " gõ đầu trẻ" !!! Tôi cũng không là một ngoại lệ. Thuở nhỏ và ngay cả khi lớn lên như thế này cũng còn thích dạy học, dạy tiếng Anh hay Lịch sử. Càng lớn thì lại thay đổi, muốn làm đủ thứ như tiếp viên hàng không, doanh nhân và đủ thứ. Nhưng cái ước mơ thuở nhỏ khi nào cũng không mất đi và giờ đây I am an English teacher!

Khi chọn trường Đại học, tôi đã không chọn Sư phạm để trở thành giáo viên vì nhiều lí do: phải dạy theo khuôn mẫu,không thích nhiều bó buộc trong trường học và có lẽ tôi sợ chán! Ngày nào cũng đến lớp , chấm bài, dạy học nên với một người mau chán như tôi thì chuyện đó thật kinh khủng! Nhưng bây giờ I am an English teacher!

Lớp học tiếng Anh mà tôi đang dạy có 4 học sinh. Trong đó hết 3 đứa là cháu trai và cháu gái!!! lol.
Dạy theo giáo trình Let's go. Cái cảm giác mà mình ngồi giảng bài và 4 cặp mắt nhìn mình chăm chăm với vẻ thích thú thì phải nói rằng khá thú vị. Rồi cảm giác được gọi là "Miss" cũng vui không kém! Nhìn những học trò của mình chăm chỉ học tập hay đùa giỡn với nhau thì mình cũng thấy vui vẻ theo. Những năm học tiếng Anh ở trung tâm VATC đã giúp tôi có thêm hiểu biết về một phương pháp dạy tiếng Anh hiệu quả. Phải kết hợp những trò chơi vào thì những đứa trẻ mới có thể nhớ nhanh và lâu hơn. Vấn đề là mỗi ngày phải nghĩ ra trò chơi thì không dễ tí nào.

Vậy là tôi đã dạy học được gần một tháng. ( I did have salary) Thêm việc dạy học thì quả thật giờ đây tôi không còn nhiều thời gian cho chính mình. Học Đại học ở trường, làm thuyết trình, PR cho câu clb của khoa.....! Bận như thế nhưng cũng ko muốn cancel lớp học của mình ngày nào!

Thôi, tôi đi chuẩn bị bài giảng cho chiều nay đây. :)

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

Triết học ở Việt Nam

Triết học xuất hiện trong hệ thống giáo dục Việt Nam là vào những năm cấp 3 nhưng với tên gọi là Giáo dục công dân. Lúc ấy thì không nhớ rõ lắm là mình đã được học cái khỉ gì nữa??!!! Nếu không nhớ sai thì đã PHẢI ( hay ĐƯỢC) học về các bác Marx và Engels và bla bla bla... Thực sự với tư cách là một cựu học sinh phổ thông, tôi phải thừa nhận rằng đã bao lần tự hỏi bản thân và bạn bè xung quanh rằng :" Triết học hay những lời nói của các ông Marx và Engels là cái giống chi mà mình phải học!"

Phải nói rằng Triết học không được ưu ái, yêu thích ở Việt Nam cho lắm, từ già đến trẻ, từ trai đến gái! Giờ triết ở lớp là giờ mà có lượng học sinh nghỉ nhiều nhất hoặc ngủ nhiều nhất! Vấn đề đặt ra là: tại sao?
- Làm sao học sinh có thể yêu thích cho được khi lần đầu tiên tiếp xúc với Triết là với hàng đống khái niệm mà khái niệm nào cũng nhập nhằng, lung tung và lủng củng!
" Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác" ( Lenin).
Thế đấy! Giáo viên nào mà tốt bụng sẽ giải thích, giảng lại một cách đơn giản để học sinh dễ hiểu. Còn không thì học sinh cứ thế mà ê a " vật chất...." mà trong đầu chẳng hiểu một tí gì! Một khi con người ta không hiểu cái gì, thấy nó nhập nhằng thì lại đâm ra chán mà người ta lại không thể nào yêu thích cái người ta đã chán! => không bao giờ để tâm đến nó!
- Dường như có một vòng lẩn quẩn gì đấy giữa người dạy và người học:
thầy dạy dở, chán, không tâm huyết <-----------> học trò không thích học, không quan tâm
-Cái nhìn thiển cận của một số người Việt. Hầu hết ngay chính phụ huynh và học sinh lúc nào cũng xem ra học là một cách để kiếm tiền, để có một cuộc sống tốt. Việt Nam đang phát triển cho nên hầu hết mọi người đều hướng tới những ngành, những môn học có thể kiếm ra tiền nhiều. Đó cũng là một phần lí do tại sao học sinh Vn lại không quan tâm đến Triết học bởi người ta nhìn nhận Triết học không thể tạo một việc làm với lương cao như Toán hay ngoại ngữ.
Phải nói rằng Triết học là một môn học có hiệu quả cao nếu như ta biết khám phá! Chính Triết học ra đời đầu tiên trong cách ngành khoa học đấy chứ! ( tiếp đó là Toán, Lịch sử) Thế nhưng học sinh hay chính giáo viên cũng không hề biết đến sự cần thiết của triết học trong cuộc sống! Trong khi đó, hình như môn học này lại rất được người dân phương Tây ưa chuộng. Triết học là sự phản biện. Đó giải thích sao con người phương tây hay tranh luận. Tranh luận để tìm đến cái đúng. Còn người Việt nam thì trên đưa sao , dưới làm vậy. Nếu trên nói 1+1 = 3 thì ở dưới cũng chẳng dám phản bác!
Đó là một vài lí do tiêu biểu tại sao triết học ko có giá trị cao tại Vn.
Sinh viên năm nhất, học Triết học, tôi thấy mình rất may mắn khi gặp một giáo viên rất tuyệt vời. Học được hai ngày ( không ngủ ngày nào!), tôi thấy mình đã dần hiểu ra Triết học là gì và bắt đầu thực sự yêu thích nó ( tính đến thời điểm hiện nay). Trong lòng thấy vui vì đã tìm được một điều mới mẻ để khám phá, thấy vui vì đã cùng thầy giáo tranh luận về một vấn đề! Nhưng khi nhìn lại một số bạn bè trog lớp, tôi vẫn thấy rằng hình như họ chưa ngộ ra vấn đề nên vẫn còn thái độ miễn cưỡng. ( hay phải chăng họ ngộ ra vấn đề ở mức cao hơn tôi??!!)
Thôi thì chúng ta cứ trông mong vào một tương lai tươi sáng hơn! ( mặc dù không biết là bao giờ!)

p.s Tôi không hề nhận bất cứ hối lộ nào từ hai bác Marx và Engels khi viết bài này!